Hotline: 0989922358 / 0975778988

Giỏ hàng
0

THẦN TÀI (VK24K)

Giá bán: Liên hệ

Mã sản phẩm:

PL-TT VK01

Thương hiệu:

Gốm PhiLong -Chu Đậu

Thông tin:

H30cm x F16cm

Trọng lượng

0.6 kg

Tình trạng

Còn hàng

Thần tài là ai ? Sự tích, Ý nghĩa nguồn gốc của việc thờ Thần Tài

Thần tài vị thần mang lại tài lộc, may mắn trong dân gian. Tín ngưỡng thờ Thần Tài đã xuất hiện lâu đời. Các gia đình kinh doanh, công ty rất chú trọng thờ Thần Tài, họ lập ban thờ Thần Tài ở phòng khách, cửa hàng để mong cầu của cải, sung túc.

Thần Tài có thực hay không? Ông ấy giúp người dân điều gì? Mời bạn theo dõi bài viết của Phong Thủy Tam Nguyên dưới đây nhé.

Thần Tài là ai?

Thần Tài xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng của người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, có thể do các thương nhân người Việt buôn bán với Trung Quốc, bởi đa phần chỉ có những ai kinh doanh buôn bán mới biết tới Thần Tài và thờ Thần Tài. Ngày nay được phát triển mở rộng do ai cũng phải lo kinh tế, cũng phải đi làm để có thêm thu nhập, lo cho cuộc sống gia đình, những cán bộ công chức Nhà nước cũng được phép kinh doanh nên các gia đình cũng thờ Thần Tài.

Thần Tài mang ý nghĩa quan trọng, trong đó thể hiện mong cầu may mắn bình an, sự lý giải hợp tình hợp lý của người xưa được thể hiện qua các truyền thuyết, sự tích.

Truyền thuyết về Thần Tài

Theo truyền thuyết của Trung Hoa, có 5 vị Thần Tài, tương ứng với 4 phương(Đông, Tây, Nam, Bắc) và Trung tâm: Trung Bân Thần Tài Vương Hợi (Trung), Văn Tài Thần Tỷ Can (Đông), Phạm Lãi (Nam), Võ Thần Tài Quan Công (Tây), Triệu Công Minh (Bắc). Mỗi vị đều có câu chuyện, hình tướng riêng.

– Vương Hợi là thủ lĩnh đời thứ 7 của nước Thương thời nhà Hạ. Tương truyền sau khi lên ngôi, nền nông nghiệp nước Thương rất phát triển, việc giao thương thuận lợi khiến cho đất nước thịnh vượng phồn vinh. Ông được tôn làm Thần Tài của giới kinh thương (Trung bân Tài thần).

– Tỷ Can là một nhà chính trị thời nhà Thương, ông là trung thần, luôn can gián nên khiến Đế Tân (Trụ Vương) mất lòng. Ông được tôn làm Văn Khúc Thủ Tài Tàng Chân Phúc Lộc Chân Quân hay Tài Lộc Chân Quân (Đông lộ Tài thần).

– Phạm Lãi là danh sĩ thời Xuân thu Chiến quốc. Là người thông tuệ, học thức và có vai trò quan trong giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Sau khi Việt Vương trở thành bá chủ thời hậu Xuân Thu, Phạm Lãi thoái lui đi đến nước Tề khai hoang buôn bán. Nhờ sự thông minh, trí tuệ hơn người ông trở thành đại phú. Ông là người trọng nghĩa khinh tài, tiền của làm ra mang đi bố thí, ông được người đời tôn làm Thiên tài Tinh quân (Nam lộ Tài thần).

– Quan Công là một vị tướng cuối thời kỳ nhà Đông Hán và thời Tam Quốc tại Trung Quốc. Ông là người kiên cường, trượng nghĩa và trung thành. Là người góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán. Thuở niên thiếu, ông bán đậu phụ, nên sau này, những người kinh doanh buôn bán tôn thờ ông là Thần Tài có thể giúp họ vượt qua những trở ngại, khó khăn. Ông là Võ Thần Tài Quan Công (Tây Lộ Tài Thần).

– Triệu Công Minh là người nhà Tần, ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau này đắc đạo, Triệu Công Minh cứu bệnh trừ tà, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cầu ông để làm ăn được phát đạt may mắn. Ông là Bắc lộ tài thần.

Ở nhiều truyền thuyết khác, Thần tài hóa thành gia nhân tên Như Nguyệt của Lái buôn Âu Minh. Từ khi Như Nguyệt tới ở, Âu Minh làm ăn thuận lợi, ngày càng phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, Như Nguyệt làm sai lời Âu Minh và bị đánh. Như Nguyệt sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó trở đi, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút rồi phá sản. Từ đó, người ta lập ban thờ Thần tài ở góc nhà, hướng ra cửa. Cũng từ truyền thuyết này mà người ta kiêng kị trong ba ngày Tết sẽ không quét nhà, hót rác, vì lo Thần Tài sẽ biến mất, việc làm ăn trong năm mới sẽ không được thuận lợi, kém may mắn.

 


Hotline Zalo Facebook YouTube Shoppe