Hotline: 0989922358 / 0975778988
Email: philongco.hd@gmail.com
Gốm sứ Bát Tràng – một thương hiệu gốm sứ có bề dày lịch sử hơn 500 năm được người dân trong nước và ngoài nước biết đến với những sản phẩm gốm sứ độc đáo và cao cấp. Cùng Gomsuhoanggia.com tìm hiểu về nguồn gốc Gốm Sứ Bát Tràng, để hiểu hơn về nghề làm gốm, hiểu hơn về quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng nhé. Bạn sẽ tìm hiểu được những điều vô cùng thú vị cũng như các thông tin liên quan đến lịch sử Việt Nam. Bắt đầu thôi nào!
Làng gốm sứ Bát Tràng cao cấp hay còn gọi tắt là làng gốm Bát Tràng, thuộc hai thôn gồm Bát Tràng và Giang Cao nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng hiện nay không chỉ là làng nghề gốm sứ phát triển với những sản phẩm gốm sứ mang thương hiệu nổi tiếng mà còn được du khách trong ngoài nước biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng hiện nay.
Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau:
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn… ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén” và còn có đoạn “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm”…
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua “bến sông xã Bát” tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Cho đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
Như vậy chúng ta biết rằng, nguồn gốc gốm sứ Bát Tràng có từ rất lâu đời, trải qua sự thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy cho đến nay làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo trong từng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Đưa sản phấm gốm sứ Bát Tràng cao cấp ngày càng hội nhập và phát triển ra thị trường thế giới.